1/ Nguyên tắc phòng ngự
- Ưu tiên bảo vệ nơi nguy hiểm, nơi chưa nguy hiểm tạm bỏ qua + không kèm người
- Cầu thủ kèm người có bóng bước lên gây áp lực, che góc chuyền
- Cầu thủ kèm người chưa có bóng ở vị trí có thể che góc chuyền ngang chuyển hướng tấn công/chuyền lên phía trên, sẵn sàng hỗ trợ – bọc lót cho đồng đội
Vị trí phòng ngự đúng trong trường hợp phòng thủ 2-2 (1 người tiến 1 người lùi):
Vị trí lỗi – người kèm đối thủ không có bóng đứng ngang/cao hơn người kèm đối thủ có bóng => không che được góc chuyền lên trên và không bọc lót được cho đồng đội:
Minh họa lỗi vị trí phòng ngự trong thi đấu thực tế:
+ Người kèm đối thủ chưa có bóng đứng cao:
+ Người kèm đối thủ chưa có bóng không che góc chuyền, không cố gắng cắt đường chuyền lên trên:
+ Nguyên tắc ưu tiên bảo vệ nơi nguy hiểm áp dụng cho cả tình huống phòng ngự đá biên, phạt góc – ví dụ một tình huống người kèm đối thủ không có bóng không ở vị trí đủ gần để hỗ trợ bọc lót người kèm đối thủ có bóng:
+ Tình huống vừa không có người bước lên gây áp lực, để đối thủ có bóng có góc chuyền rất rộng và người kèm đối thủ không có bóng lại nhào lên khi người mình định kèm chưa có bóng nên không che được góc chuyền, để đối thủ chuyền xuống sau lưng:
+ Tình huống ala ở hướng nghịch bóng đứng thấp bó vào giữa hợp lý, sẵn sàng bọc lót cho đồng đội bị qua người:
2/ Chủ động tạo lợi thế hơn người, dùng số đông phòng ngự
Trong những trường hợp thuận lợi, thỏa mãn 1 hay nhiều điều kiện bên dưới, người phòng ngự có thể chủ động bỏ người kèm, tập trung áp sát đối thủ có bóng, tạo thế 2 đánh 1, 3 đánh 1, thậm chí 4 đánh 1 để lấy bóng/phá bóng/ép đối thủ xử lý hỏng:
- Đối thủ ở thế không thuận lợi: chưa hoàn toàn khống chế bóng, khống chế bóng lỗi, khó quan sát, đang quay mặt ra biên sát biên ngang, biên dọc…
- Đã che được góc chuyền từ đối thủ cho người bỏ không theo kèm
- Có đồng đội bọc lót
- Đối thủ có chuyền được cũng không nguy hiểm, có đủ thời gian quay lại kèm người
3/ Phương án tấn công hiệu quả
3.1. Bật tường 1-2
Là phương thức tấn công đơn giản, hiệu quả, phù hợp với mọi cầu thủ, áp dụng được với mọi đối thủ mà không cần nhiều người, cũng không cần phải có tốc độ, sức mạnh hay kỹ thuật quá cao.
+ Tập luyện:
+ Áp dụng vào thi đấu:
3.2. Chuyền vào cột 2 (cột xa)
Chuyền được vào cột 2 thì đồng đội sẽ ở vị trí vô cùng thuận lợi để ghi bàn, vậy nên:
- Với người có bóng: cố gắng quan sát thay vì cắm đầu sút, trong một số tình huống thì thậm chí không cần quan sát, cứ đi bóng xuống là cắm đầu chuyền vào cột 2 cho đồng đội lao vào.
- Với người không có bóng: khi đồng đội chuẩn bị vung chân thì cắm đầu chạy vào cột 2, không cần biết đồng đội sút hay chuyền. Kể cả đồng đội sút thì bóng cũng có thể trúng thủ môn/cầu môn dội ra hoặc sút bóng đi lệch cầu môn hướng tới mình => mình đệm bóng vào lưới.
Ví dụ trong thực tế thi đấu:
+ Đồng đội ở vị trí thuận lợi tại cột 2 nhưng không chuyền:
+ Thấy đồng đội có ý định sút, chỉ đứng ngoài biên nhìn không vào cột 2:
3.3. Tư duy đối mặt thủ môn
Đối mặt thủ môn không hẳn là cơ hội ghi bàn rõ rệt, vì vậy cần có người hỗ trợ để tăng khả năng ghi bàn. Chuyền ngang cho đồng đội đệm bóng vào lưới trống dễ ghi bàn hơn đưa bóng qua người thủ môn.
Với một số tình huống, người có bóng có thể không cần xoay lên nhìn về cầu môn, chỉ nhìn đồng đội mà chuyền ngay khi vừa nhận bóng:
Ví dụ trong thi đấu thực tế:
+ Chuyền xong không lao lên hỗ trợ, đồng đội sút ra ngoài:
+ Vừa nhận bóng là nhìn đồng đội chuyền, cơ hội ghi bàn rõ ràng hơn:
+ Nhiều tình huống đối mặt thủ môn khác sút ra ngoài/trúng thủ môn:
3.4. Tư duy tấn công khi hơn người
Đối mặt thủ môn đã khó sút vào thì đối phương có người phòng ngự còn khó hơn => khi có lợi thế công 2 đánh 1, 3 đánh 2 cần liên lạc, thông tin cho nhau, quan sát tận dụng lợi thế hơn người, hạn chế việc giữ bóng lâu, đi bóng sút hay chuyền quá chậm.
Ví dụ thực tế:
+ Không sử dụng lợi thế hơn người, chỉ sút => ra ngoài hoặc bị thủ môn cản:
+ Chuyền chậm dẫn đến 2 tình huống, 1 là góc chuyền hẹp đi có khả năng bị đối thủ cắt/phá, 2 là bóng không đi vào khoảng trống trước mặt đúng đà đồng đội lao lên => phải mất thêm nhịp giữ bóng, tốc độ tấn công chậm lại, đối thủ có thêm thời gian phòng ngự:
4/ Độ cao đường chuyền
Có những khi không thể chuyền sệt vì góc chuyền hẹp, bóng nhiều khả năng sẽ bị cắt/phá, cần chuyền lên cao – ngang gối/đùi/bụng/ngực/đầu/qua đầu.
Tập luyện:
Thực tế:
+ Tình huống chuyền lên cao ngang bụng/qua đầu vượt qua được phạm vi phòng ngự của đối thủ đưa bóng đến đồng đội:
+ Đường chuyền ở độ cao từ gối lên đầu đặc biệt hiệu quả khi đá biên/góc, nơi đối thủ thường tập trung đông người, khoảng trống để chuyền xuyên qua các khe là rất nhỏ:
5/ Luật chuyền về thủ môn
Quả bóng xuất phát từ tình huống chơi bóng chủ động của thủ môn, nếu chưa chạm đối thủ mà chuyền về thì bị phạt gián tiếp. Ví dụ:
=> Áp dụng luật trong đá tập để mọi người tập luyện kỹ năng xử lý: giữ bóng, quan sát, chạy chỗ, chuyền bóng. Nếu cứ bị áp sát, thấy khó rồi chuyền về thủ môn thì không cải thiện được gì cả.
6/ Clip bàn thắng
1/ Chuyền bóng qua giữa 2 chân
Khi góc chuyền bị che/rất hẹp, không thể chuyền sệt theo cách bình thường, bên cạnh việc đưa bóng lên cao như đã đề cập trong nội dung ngày 4/11 thì còn có thể đưa bóng qua giữa 2 chân đối thủ.
Ví dụ một tình huống thực tế – bỏ qua việc xử lý chậm làm góc chuyền bị che, đường chuyền sau đó cũng chưa thật sự hoàn hảo thì cầu thủ đã ra được quyết định “chuyền qua giữa 2 chân”:
Như mọi lĩnh vực khác, muốn làm được điều gì trước tiên chúng ta cần nghĩ đến nó. Anh em cần nghĩ dù khoảng trống giữa 2 chân đối thủ không lớn thì vẫn có thể đưa bóng xuyên qua.
Thêm ví dụ minh họa một đường chuyền qua giữa 2 chân vào cột 2 để đồng đội đệm bóng ghi bàn dù khe hở trông rất nhỏ:
2/ Thêm ví dụ thực tế minh họa giá trị của đường chuyền đưa bóng lên cao vượt ra khỏi phạm vi cản phá của đối thủ khi góc chuyền hẹp
3/ Nhắc lại tầm quan trọng của phương án tấn công bật tường 1-2
Đây là cách tấn công có thể áp dụng với mọi đối thủ, trên mọi mặt sân, ở mọi vị trí trên sân (kể cả trước vòng cấm đội nhà), dù là sân 5, sân 7, sân 9 hay sân 11 và cũng có thể thực hiện các đường chuyền bật tường liên tiếp nhau để liên tục vượt qua những người phòng ngự của đối thủ. Tất cả những ví dụ trong video minh họa thực tế dưới đây đều được thực hiện bởi các cầu thủ phong trào:
4/ Nhắc lại về tư duy đối mặt thủ môn
Những điều quan trọng cần nhắc lại nhiều lần để nhớ kỹ và nhớ lâu.
Đối mặt thủ môn không hẳn là cơ hội ghi bàn rõ rệt nên cần có giải pháp chuyền bóng, muốn như vậy thì người giữ bóng cần có ý thức chuyền và đồng đội cần có ý thức lao lên nhận đường chuyền.
Ví dụ một tình huống áp dụng tốt cả 2 điều quan trọng trong tấn công là bật tường 1-2 và chuyền bóng khi đối mặt thủ môn nên chỉ cần 2 người là có thể phối hợp từ giữa sân đến trước cầu môn và ghi bàn:
1/ Nguyên tắc tấn công 2 đánh 1
- Ưu tiên chuyền sớm để có góc chuyền đủ rộng
- Chuyền trễ, giữ bóng lâu/đi bóng vào quá gần đối thủ sẽ làm góc chuyền hẹp, đối thủ có thể cắt bóng hoặc đồng đội không nhận bóng ở thế thuận lợi, chưa kể người phòng ngự khác của đối thủ có thể về kịp hỗ trợ
Ví dụ không chuyền sớm, đi bóng vào gần làm góc chuyền hẹp:
Trường hợp không chuyền sớm vừa làm góc chuyền vừa hẹp đi, vừa giúp đối thủ có thời gian về hỗ trợ:
- Người nhận bóng cũng cần chọn vị trí thuận lợi để mở rộng góc chuyền cho người chuyền. Ví dụ tình huống chạy xuống sâu làm hẹp góc chuyền:
- Chuyền sớm vào khoảng trống trước mặt giúp đồng đội dễ dàng lao lên đến gần cầu môn, đối mặt thủ môn ngay khi vừa nhận bóng. Nếu chuyền vào ngay người đồng đội phải đứng lại, mất 1 nhịp đỡ bóng, đối thủ có thể theo kịp đường bóng để thực hiện hành động phòng ngự với người nhận bóng
Ví dụ chuyền ngay người:
Ví dụ chuyền về trước mặt:
- Chỉ dùng gầm giày chuyền khi đồng đội chuyền bóng sệt vào ngay người mình (như vậy mới dễ khống chế và xử lý bóng bằng gầm giày) và đồng đội đang lao đến trước mặt mình với tốc độ nhanh ở cự ly gần, còn lại đều phải chuyền bằng lòng mới đủ lực để tới được đồng đội (không bị đối thủ cắt) và đúng đà lao lên của họ, không làm đồng đội bị sửa lưng
Ví dụ không nên chuyền bằng gầm giày:
Ví dụ có thể chuyền bằng gầm giày:
- Người chuyền xong phải có ý thức chạy lên hỗ trợ. Ví dụ tình huống thấy đồng đội đối mặt thủ môn chỉ đứng nhìn:
- Có thể làm động tác giả chạy cắt mặt: giả vờ chạy xuống sau lưng rồi giữa chừng đổi hướng ngoặt lại cắt mặt đối thủ
Ví dụ tình huống chuyền xong đứng nhìn không làm gì:
Ví dụ tình huống chuyền xong làm động tác giả chạy cắt mặt đối thủ đệm bóng:
* Lưu ý:
Trong lúc tập luyện, mình chưa giải thích đầy đủ cho anh em về 2 khái niệm “chuyền vào khoảng trống về trước mặt đồng đội” và “chuyền ngay người đồng đội”.
Anh em có thể không cần để ý 2 khái niệm trên, nhưng cần xem kỹ lại các tình huống không thể dứt điểm thành công dù hơn người để rút ra 1 điều rằng: bất kể anh em chuyền như thế nào, đường chuyền đó phải tạo điều kiện thuận lợi cho đồng đội xử lý bước tiếp theo, từ đó tung ra được cú dứt điểm sau 1 – 2 đường chuyền, không thể chuyền qua chuyền lại hoài như video bên dưới, trong thực tế thi đấu không bao giờ mình có nhiều thời gian để chuyền thử nhiều như vậy cả:
2/ Một số bàn thắng trong buổi thi đấu
Phòng ngự dùng số đông
Khi thấy điều kiện thuận lợi, có thể ngay lập tức tạo thế 2 đánh 1 lấy bóng:
Tình huống đứng nhìn để đối thủ nhận bóng rồi thoải mái giữ bóng chuyền về khi có thể dùng số đông:
Vị trí phòng ngự để hỗ trợ, bọc lót
Đây là tình huống lấy bóng thành công nhưng người ở biên nên đứng thấp hơn:
Nếu đối thủ đi bóng tốt sẽ bị qua người mà không kịp hỗ trợ, ví dụ:
Bật tường 1 – 2
Tập luyện:
Khi áp dụng vào thi đấu sẽ như thế này:
Khi tập mình có nói anh em chuyền sệt để cho dễ, còn thực tế thì khi góc chuyền hẹp có thể chuyền bổng lên cũng không sao, miễn là vượt qua đối thủ, nhưng trong điều kiện thuận lợi – góc chuyền rộng thì đường chuyền sệt sẽ tối ưu nhất vì người lao lên sẽ dễ khống chế hơn, còn chuyền bổng khó khống chế hơn đà lao lên có thể bị chậm nhịp.
Đường chuyền sớm vào cột xa
Khi tập mình có hô anh em làm sao xuống biên chuyền vào cột xa thật nhanh, thậm chí chuyền mà không nhìn như một cái máy.
Có thể không phải lúc nào mình cũng auto chuyền như máy, nhưng đây là 2 ví dụ cho thấy giá trị của việc chuyền sớm và chuyền trễ. Chỉ cần chậm 1 nhịp thì góc chuyền có thể không còn nữa hoặc hẹp đi nhiều:
Không nên đá ra ngoài trước khung thành trống
Thật ra những cầu thủ nổi tiếng hàng đầu cũng có những tình huống thế này nên đôi khi chúng ta có cũng bình thường, chỉ là chúng ta nên cố gắng hạn chế bỏ lỡ:
Không chuyền tận dụng lợi thế hơn người/chuyền trễ
Đây là pha bóng tuy thành bàn, nhưng đường chuyền đầu tiên của người ở giữa là chậm so với đà lao lên của đồng đội khiến họ mất 1 nhịp khựng lại khống chế bóng, đối thủ về kịp áp sát, đường chuyền cuối cùng không thật sự tốt và bàn thắng phần nhiều do lỗi thủ môn:
Một tình huống khác có đồng đội lên hỗ trợ nhưng không chuyền chỉ nhìn về cầu môn sút:
Đối mặt thủ môn không chuyền, sút ra ngoài
Ngoài việc người có bóng cần nghĩ về đường chuyền, người lao lên nhận bóng cần hô to để thông tin cho đồng đội nhận biết:
Thủ môn lao lên tấn công
Bất kể là ai chụp, khi chụp được bóng nếu quan sát thấy thuận lợi đều có thể thả bóng lao lên vì đối thủ gần như không nghĩ đến việc kèm thủ môn vào khoảnh khắc đó, từ đó có thể tạo thế hơn người khi tấn công:
Vài ghi chú cho anh Đức, anh Dương và Nam
+ Nam:
Pivo cần để tay ra sau lưng chặn đối thủ để hạn chế tác động của đối thủ lên người mình (không để quá cao để tránh đánh cùi trỏ vào mặt đội bạn), nếu bỏ tay thì phải chắc chắn đã vào tư thế trụ vững (tình huống bên dưới có vẻ đội bạn đã phạm lỗi đẩy người nhưng tư thế trụ có vẻ cũng chưa vững lắm):
Và pivo cần luôn nghĩ nhanh về việc nhả bóng cho đồng đội đang lao lên khi nhận bóng ở thế quay lưng, có thể là ngay ở 1-2 nhịp chạm bóng đầu tiên:
+ Anh Đức – Anh Dương:
Bữa đầu tiên em có nói với 2 anh về khái niệm “chuyền vào khoảng trống, đồng đội sẽ tự chạy”.
Tình huống anh Đức kêu gọi đồng đội chạy rồi phân vân mãi mới chuyền:
Khi anh càng trì hoãn quyết định chuyền, đối thủ càng có thời gian lùi về bảo vệ khoảng trống sau lưng (hoặc có người sẽ ra chắn trước mặt, áp sát che góc chuyền của anh).
Một tình huống minh họa cụ thể hơn, lúc đường chuyền được thực hiện, người nhận bóng hoàn toàn đứng yên nhìn, nhưng thấy bóng bay về khoảng trống là mở tốc độ lao lên ngay:
Nắm bắt quy tắc “chuyền vào khoảng trống”, một cầu thủ nghiệp dư cũng có thể kiến tạo như De Bruyne, đây là pha bóng ghi lại ở một giải lão tướng:
Tổng kết
Chúng ta không thể vừa đá vừa xem video, nhưng chúng ta có thể rút ra những quy tắc sau khi xem lại video. Những quy tắc trên được đúc kết ra từ hàng chục nghìn dữ liệu đầu vào.
Dữ liệu không phải là tất cả, bất kỳ ai, bất kỳ thời điểm nào đều có thể tạo ra những pha xử lý ngẫu hứng và hiệu quả, nhưng dữ liệu thường không nói dối. Sự hiệu quả anh em có thể xem lại 2 video chuyền sớm – chuyền trễ vào cột xa ở trên.
Những tình huống thế này, nếu anh em sút vào thì tất nhiên không ai nói được gì, nhưng vì người dứt điểm đá ra ngoài nên mình cần phải nói lại, 2 đánh 1 với thủ môn, thời gian không gian rất thoải mái, chuyền ngang đá vào gôn trống thường bao giờ cũng dễ hơn chứ:
Clip bàn thua
Clip bàn thắng
Chuyền sớm vào cột xa
Chuyền sớm, góc chuyền rộng:
Chuyền chậm, góc chuyền hẹp:
Đây là lí do anh em cần “chuyền một cách máy móc không nhìn người nhận”. Giữ bóng lại/nhìn một nhịp là góc có thể bị che, tình huống này chuyền thành công nhờ bóng vô tình qua giữa 2 chân người phòng ngự:
Cứ ở 1 biên auto chuyền, biên còn lại auto chạy xuống khi đồng đội sắp/đang vung chân là có cơ hội dứt điểm ở cự ly gần và vị trí thuận lợi:
Pha này thì tính chất tình huống khác, thuận lợi hơn nhiều nhưng minh họa thêm để anh em thấy khi chuyền sớm được vào cột xa trong lúc góc chuyền còn rộng thì có khả năng ghi bàn cao hơn là cứ tiếp tục đi bóng:
2 đánh 1 không chuyền, đối mặt thủ môn có đồng đội không chuyền => sút ra ngoài
Bỏ người kèm, dùng số đông 2 đánh 1 lấy bóng thành công
Tình huống có thể áp dụng bài tập
Chuyền cho đồng đội đối mặt thủ môn xong đứng nhìn => đồng đội sút không vào:
Nếu lao nhanh tới hỗ trợ, đồng đội chuyền ngang có thể đệm bóng vào lưới trống:
Đây không phải tình huống tương tự như trên, nhưng có thể minh họa cho việc khi đối mặt thủ môn lao ra khép góc, một đường chuyền ngang/trả ngược ra cho đồng đội đệm bóng vào lưới trống là giải pháp hiệu quả để ghi bàn, dù người đệm bóng có thể vẫn đang có người phòng ngự đứng trước mặt:
Thủ môn dâng cao
Pha này đá đúng luật thì bị phạt rồi, nhưng minh họa cho việc vào thời điểm thích hợp, có khoảng trống tạo ra nhờ việc các đồng đội hút đối thủ theo kèm người, thủ môn sẵn sàng dâng cao tạo lợi thế hơn người:
Bật tường 1 2
Giải pháp tấn công hiệu quả để có thể phối hợp qua người:
Một số bàn thắng:
Sẽ có những nội dung mà anh em thấy đã xuất hiện ở những buổi trước. Vì chúng quan trọng, mình sẽ liên tục nhắc lại.
Ví dụ minh họa bài tập
Người nhận bóng ở trên làm động tác giả để nhận bóng rồi nhả lại, người chuyền bóng làm động tác giả sau khi chuyền để thoát khỏi đối thủ và lao xuống sút:
Bật tường 1-2
Phương án tấn công hiệu quả, vượt qua đối thủ chỉ bằng 2 đường chuyền đơn giản:
Chủ động nhận bóng
Không đứng đợi bóng, chủ động chạy tới nhận bóng có thể qua người ngay hoặc tạo góc chuyền thuận lợi hơn. Ví dụ tình huống thực tế của Vinh:
Chuyền chậm khi tấn công hơn người
Càng đi bóng, góc chuyền có thể càng hẹp đi và bị đối thủ cắt:
Đối mặt thủ môn sút không vào
Khi anh em biết chuyền khi đối mặt thủ môn, khả năng ghi bàn có thể cao hơn:
Tất nhiên không phải lúc nào mình cũng có người để chuyền, nhưng có người mà không chuyền rồi sút ra ngoài (tình huống diễn ra thường xuyên) thì không nên.
Tinh thần chạy lên hỗ trợ
Không thể thấy đồng đội nhận bóng ở thế thuận lợi rồi đứng nhìn. Phải luôn chạy lên hỗ trợ.
Nếu tình huống diễn ra nhanh (tiền đạo cướp bóng ngay trước vòng cấm rồi dứt điểm ngay) hoặc/và cự ly giữa các bên quá xa thì không nói, ở đây đồng đội khống chế xử lý nhiều nhịp, đủ thời gian từ dưới chạy lên nhưng 3 người đồng đội đều đứng nhìn:
Thấy đồng đội vung chân chuẩn bị đá ở biên là người ở biên còn lại phải vào cột xa:
- Đồng đội có thể chuyền cho mình
- Đồng đội có thể sút nhưng thành sút hụt, bóng đi lệch cũng thành đường chuyền cho mình
- Đồng đội có thể sút trúng cầu môn/thủ môn dội ra, mình có mặt kịp thời để đá bồi
Tình huống có ý thức chạy vào cột xa khi đồng đội vung chân (cần phản xạ nhanh hơn để chạy vào nhanh hơn nữa), tuy kết quả là đồng đội sút không vào nhưng việc của mình là phải chạy đã:
Tình huống không chạy lên, bóng dội ra không kịp đá bồi:
Tình huống có chạy lên nhưng đồng đội không chuyền:
Tất nhiên, chúng ta không đá bóng bằng video, có thể anh em không thấy đồng đội đang chạy lên như khi xem lại video, nhưng ở đây anh em cần gieo vào đầu ý thức chuyền bóng cho đồng đội, như mình đã từng nói chuyền không nhìn như cái máy, vì đồng đội chắc chắn sẽ chạy, đồng đội không chạy là lỗi đồng đội, còn ngay thời điểm đó mà mình không chuyền thì cơ hội ghi bàn trôi qua rồi và đó là lỗi của mình. Anh em làm trong ngành công nghệ cũng thấy ngày nay máy móc hiệu quả như thế nào và bóng đá sân 5 là nơi rất hiệu quả để áp dụng cách đá bóng như cái máy.
Khi anh em có ý thức chuyền bóng, anh em có thể chuyền bóng từ sân nhà lên sát cầu môn đối thủ và việc của người cuối cùng chỉ là đệm bóng vào cầu môn trống:
Anh em để ý đường chuyền quyết định của anh Dương trong tình huống trên và nhớ lại đường chuyền của cầu thủ lão tướng ở đội mình trong trận giao hữu hôm trước, chỉ cần chuyền trễ 1 nhịp là đối thủ có thể áp sát và đường chuyền đó có thể không còn thực hiện được nữa:
Nếu những người lớn tuổi như anh Dương và lão tướng bên mình có thể thực hiện được đường chuyền sớm mà vẫn đưa bóng đi chính xác như vậy thì không có lý do gì các anh em khác không làm được.
Clip bàn thắng
Chủ động nhận bóng
Khi tập luyện:
Áp dụng vào thực tế, chủ động chạy tới nhận bóng trước/ngay khi bóng vừa chuyền đi có thể giúp người nhận bóng qua người/tạo lợi thế qua người/mở rộng góc chuyền bóng lên trên ngay khi vừa chạm bóng nhịp đầu tiên:
Cách xử lý này dựa trên nguyên tắc người phòng ngự gần như luôn phải để ý hướng bóng trước, vì mình chạy trước khi bóng đến nên khi họ để ý đến mình lúc mình nhận bóng thì mình đã ở thế có thể vượt qua họ.
Về những cú sút/quyết định xử lý cá nhân khi tấn công hơn người
Trong trận giao hữu ngày 16/12, hiệu suất sút trúng đích (tức sút trúng cầu môn, nếu bóng trúng xà ngang/cột dọc dội ra thì về mặt thống kê không gọi là sút trúng đích) khi bóng ở vị trí khoảng từ 9m trở đi của đội là cực thấp:
Chỉ có đúng 1 quả này trúng đích, nhưng gần như cũng không thể nghĩ đến chuyện ghi bàn vì cự ly khá xa, góc sút hẹp:
Tương tự, trong buổi tập ngày 23/12, nhiều pha sút xa/quyết định xử lý cá nhân khi tấn công hơn người, không quan sát chuyền cho đồng đội dẫn đến kết cục là không có bàn thắng (có pha thậm chí đối mặt thủ môn với góc sút rất rộng ở gần cầu môn cùng nhiều thời gian xử lý), chỉ số ít tình huống là được đá góc ngay sau đó:
Thêm một ví dụ đi bóng dẫn đến rơi vào thế bị đối thủ 2 đánh 1 và không còn góc chuyền nào cho đồng đội trong trận giao hữu, tuy vẫn được quả đá góc nhưng việc đi bóng cá nhân tự đưa mình vào thế khó không phải là cách hợp lý khi có đồng đội ở xung quanh để phối hợp, nhất là khi mình đang là người ở vị trí dưới cùng:
Đi đá banh mà không được sút, không được đi bóng thì kể cũng chán nhưng ở đây mình chỉ đề cập đến hiệu quả của hành động.
Sự hỗ trợ trong những tình huống đối mặt thủ môn
Không nên thấy/chuyền cho đồng đội đối mặt thủ môn là đứng nhìn, cần lao lên hỗ trợ, không phải lúc nào đồng đội cũng có điều kiện dứt điểm thuận lợi để dễ dàng ghi bàn:
Ở những tình huống mà góc sút khi đối mặt thủ môn không thuận lợi, việc có người hỗ trợ sẽ tăng khả năng ghi bàn:
Thời điểm của đường chuyền
Tuy chuyền chính xác đến đồng đội nhưng nếu trễ 1 nhịp, không đúng đà chạy lên có thể khiến đồng đội mất thêm nhịp để xử lý trong quá trình nhận bóng, đối thủ có thêm thời gian về phòng ngự:
Đường chuyền sớm vào cột xa
Xem lại những đường chuyền sớm trong những trận đấu trước:
Khi chuyền sớm, có thể không phải lúc nào đồng đội cũng lên kịp, nhưng cả 2 người chuyền và người nhận cần tập thói quen ai có bóng thì chuyền nhanh, ai nhận bóng thì chạy lên thật nhanh để nếu chuyền thành công thì có cơ hội dứt điểm/đối mặt thủ môn ngay.
Chuyền sớm để tránh việc góc chuyền bị che. Chỉ cần trễ 1 nhịp, người kèm người chuyền có thể áp sát che góc hoặc/và người kèm người nhận có thể về kịp cắt/phá bóng.
Như những tình huống dưới đây, đối thủ dù không cắt được đường chuyền nhưng đã ở rất gần bóng, chuyền chậm 1 nhịp họ bước về/ra biên thêm 1 bước là có thể giơ chân tới chạm bóng, người phòng ngự ở phía bên kia cũng đang trên đường chạy về hỗ trợ:
Đây là 2 tình huống gần như tương tự nhau, với 2 người chuyền và nhận giống nhau, nhưng 1 tình huống chuyền 1 chạm ngay khi nhận bóng và có bàn thắng, 1 tình huống không kịp chuyền và đối thủ đã kịp về che góc:
Trận đấu ngày hôm đó có tỷ số là 6-5. Trừ bàn thắng cuối đến từ pha phối hợp, hết 3 bàn là do đối thủ tự đưa bóng/không áp sát để cho anh em sút thoải mái ở cự ly gần.
Trong khi đó anh em sút xa hầu hết đều ra ngoài, nhưng chỉ cần 2 đường chuyền sớm (đều của anh Đức), đội đã có 2 bàn từ những cú đệm vào cầu môn trống rất dễ dàng:
Một số bàn thắng trong trận đấu tập ngày 23/12
(Do sự cố camera nên một số tình huống ở cầu môn bên trái bị mất, mong mọi người thông cảm):
Highlight trận giao hữu ngày 16/12